Mỗi bài viết là tâm huyết

Mỗi bài viết là một tâm huyết, không phải là sự sao chép

Mỗi bài viết (the article) mà các Content Creator xuất bản là một tâm huyết mà họ bỏ vào đó bằng sự hiểu biết, nghiên cứu, bố cục, cách họ sáng tạo và truyền đạt.

Vậy làm sao để biết được một bài viết có đủ tâm huyết và cái tâm huyết đó sẽ giúp người Viết đạt được mục tiêu gì.

Nội dung

Yếu tố quan trọng nhất của một Bài viết là Cấu trúc của bài viết liệu có đủ rành mạch, rõ ràng và cung cấp đủ thông tin hay không.

Một bài viết giống như chúng ta Hành văn trong các đề tài từ môn Ngữ văn mà giáo viên của chúng ta yêu cầu thực hiện trong Cấp 2, Cấp 3. Có điểm chung mà cũng có điểm riêng.

Điểm chung là chúng ta phải hiểu ý tưởng đề tài sau đó hành văn theo cấu trúc trong đó 3 cấu trúc chính:

  • Mở bài
  • Thân Bài
  • Kết luận

Điểm riêng là khi làm nội dung và chia sẻ thông qua các nền tảng xã hội, Đôi khi chúng ta phải tự tạo chủ đề và viết cho chủ đề đó.

Chính vì vậy, khi nhìn vào Cấu trúc nội dung người ta có thể hoàn toàn hiểu được cách mà người truyền đạt muốn gửi gắm cũng như biết cách họ triển khai ý tưởng để đi tới một kết luận cụ thể nào đó.

Trong nội dung đó, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy sự lặp lại của một số từ khoá nó cho biết Người viết đang muốn hướng tới điều gì.

Từ khoá cũng chính là mấu chốt để có các Công cụ tìm kiếm như Google, Coccoc, DuckDuckGo, Yahoo Search, Baidu Search… và cũng là mấu chốt để chúng ta có được thông tin cần thiết trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok….

Các “Từ khoá” tạo ra một nền công nghiệp được gọi là Search Engine Optimization với sự tham gia của rất nhiều bên:

  • Người tìm kiếm
  • Công cụ tìm kiếm
  • Các bên cung cấp dịch vụ, sản phẩm
  • Các bên cung cấp dịch vụ tối ưu hoá tìm kiếm….
  • Các bên làm nội dung hỗ trợ cho người có nhu cầu đưa từ khoá lên Top….
Mỗi bài viết là tâm huyết
Mỗi bài viết là tâm huyết

Khi làm nội dung và viết bài, những người như Chúng Tôi luôn đặt câu hỏi Khi người khác đọc những gì mà họ tìm kiếm thấy thì họ có:

  • Giải quyết được vấn đề mà họ đang tìm kiếm không
  • Có cảm thấy bài viết như Spam không
  • Họ có sẵn sàng đọc thêm các bài viết khác mà Chúng Tôi chia sẻ không?
  • Họ đọc hết nội dung Chúng tôi chia sẻ hay chỉ đọc một vài dòng, rồi quyết định thoát vì không giải quyết được vấn đề….

Giống như bài viết này vậy.

Hình ảnh

Hình ảnh là một phần không thể thiếu khi làm nội dụng, Hình ảnh mang 1 sức mạnh mãnh liệt trên các Social Media và trên cả các công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, ở thời điểm bắt đầu làm nội dung, người ta lại thường đi Copy hình ảnh hoặc sử dụng hình ảnh không đúng chủ đề khiến cho Nội dung không thể gánh được Team và không đạt được mục tiêu ban đầu khi làm nội dung.

Có nhiều cách để làm hình ảnh được sắp xếp theo thứ tự:

  • Tự làm hình ảnh: Thông qua việc chụp ảnh hoặc sử dụng các Công cụ sáng tạo hình ảnh như Canva, Photoshop….
  • Sử dụng hình ảnh miễn phí hợp pháp: Thông qua việc tải miễn phí trên Pexel.com, Pixabay.com….

Sức mạnh của hình ảnh được thể hiện khi:

Hình ảnh có ý nghĩa khi nào?
Hình ảnh có ý nghĩa khi nào?
  • Hình ảnh có liên quan tới nội dung
  • Tên hình ảnh có từ khoá mà người tạo nội dung hướng tới
  • Trên hình ảnh có Logo và từ khoá mà người viết hướng tới.

Hình ảnh, Video, Nội dung trong một số trường hợp sẽ giống như một con dao. Nếu không sử dụng đúng cách, đúng hoàn cảnh sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Sự nguy hiểm khi tạo hình ảnh và nội dung trực tuyến.
Sự nguy hiểm khi tạo hình ảnh và nội dung trực tuyến. Nguồn ảnh: OpIndia

Video

Video là một dạng nội dung giúp cho Người đọc có thể hình dung dễ hơn thay vì phải tưởng tượng thông qua việc Mô tả từ nội dung.

Các nền tảng chia sẻ Video trực tuyến như Youtube hiện đã cải tiến rất nhiều so với trước đây.

Video với nội dung có cấu trúc
Video với nội dung có cấu trúc

Một Video có ý nghĩa sẽ thể hiện được:

  • Nội dung muốn truyền tải thông qua từ khoá
  • Bảng nội dung để người đọc có thể nắm được tổng quan ý tưởng Video
  • Có từ khoá liên quan tới nội dung được chia sẻ

Nỗi đau copy

Bất kể người làm nội dung chân chính nào cũng phải trải qua nỗi đau này vì ý thức về Bản quyền của những “kẻ ăn trộm nội dung” trên internet tại Việt Nam là rất kém.

Content Creator có thể mất cả ngày, hoặc vài tuần để viết 1 bài viết, làm 1 Video. Nhưng những kẻ ăn trộm content, đặc biệt là các bài viết có thể Copy nó trong vài phút và Re-up trong vài giây.

Đối với Video, hiện tại đã có các công cụ như Content ID của Youtube hoặc Content ID của Facebook nhưng những kẻ trộm cắp vẫn có thể lách được.

Đó là nỗi đau và đôi khi trong sự nghiệp làm Content, chúng ta tự hỏi: Có nên tiếp tục như con tằm rút ruột, nhả tơ tiếp tục sáng tạo để cho kẻ khác ăn cắp hay không!?

Lời kết

Không có mợ thì chợ vẫn đông. Chúng ta có thể dừng lại nhưng nội dung mới vẫn sẽ được tạo ra mỗi ngày.

Chúng ta chỉ có thể chờ đợi các công cụ phát triển đủ mạnh và hệ thống pháp luật đủ chặt chẽ để chúng ta có thể tự bảo vệ content của mình. Nhưng khi làm content, hãy đặt vào đó những tâm huyết, ít nhất là dựa trên một số tiêu chí mà Tôi đã chia sẻ bên trên để khi Visitor tìm thấy nội dung mà Chúng ta chia sẻ, họ thấy được tâm huyết, sự đồng cảm và ít nhất là Giải quyết được nhu cầu mà họ đang tìm kiếm thông qua từ khoá.

Have fun!

About The Author

1 thought on “Mỗi bài viết là một tâm huyết, không phải là sự sao chép”

  1. Pingback: Nghiên cứu từ khoá: Cách xác định đối thủ và vượt họ trên Google, Bing, Coccoc – trieu.to

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top