Cách nhận biết Website bị tấn công DDOS mà Tôi chia sẻ cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn có thể nhận biết nhanh và đưa ra những phản ứng kịp thời.
Cách nhận biết cơ bản này được Tôi áp dụng và tương đối hiệu quả, giúp Tôi ngay lập tức xử lý các nguy cơ để đảm bảo Website chạy ổn định phục vụ Độc giả của Website.
Làm sao để nhận biết một cuộc tấn công DDOS đang diễn ra?
3 dấu hiệu để nhận biết một cuộc tấn công DDOS vào Website đang diễn ra là dùng Monitor báo Website bị sập, kiểm tra lượng Request vào các tài nguyên và Mức độ sử dụng tài nguyên của máy chủ.
Dấu hiệu DDOS #1: Website sập liên tục
Cách đơn giản nhất để bạn nhận biết một cuộc tấn công DDOS đang diễn ra là bạn bật Monitor khi Website không thể truy cập. Có 2 dịch vụ miễn phí để bạn sử dụng:
- Jetpack Monitor nếu bạn đang xài WordPress
- Uptime Robot cho mọi Website
Ngay khi Website gặp sự cố và không thể truy cập được bạn sẽ nhận được một Email thông báo như sau:
Khi nhận được Email này hoặc thông báo từ Jetpack, bạn nên ngay lập tức kiểm tra mức độ sử dụng tài nguyên của Server. Nếu xuất hiện tín hiệu cho thấy tài nguyên đang tăng đột biến thì khả năng bạn đang bị tấn công DDOS
Dấu hiệu DDOS #2: Request vào Website tăng đột biến nhưng không ghi nhận Visitor từ Analysis
Dấu hiệu thứ 2 để phát hiện một cuộc tấn công DDOS vào Website là xem số Request vào Website rồi so sánh với Realtime Visitor từ Google Analysis.
Các bạn có thể thấy User bình thường nhưng Request tăng vọt và lượng Data Served tăng vọt. Nếu hiện tượng này xảy ra thì 100% Website của bạn đang bị tấn công DDOS rồi.
Dấu hiệu DDOS #3: Mức độ sử dụng tài nguyên tăng đột biến
Dấu hiệu phát hiện tấn công DDOS thứ 3 bạn cần chú ý là việc sử dụng tài nguyên quá mức của VPS hoặc máy chủ, Hosting. Nếu hệ thống luôn đạt ngưỡng 100% thì xác suất cao là bạn đang tấn công DDOS.
Phía trên là Dấu hiệu khi Website bị DDOS, CPU bị sử dụng vượt ngưỡng và chạm mức 120% trong khi Disk Operations cũng tăng bất ngờ. Đây chính là hậu quả của một cuộc tấn công DDOS và nó khiến tài nguyên Website không đáp ứng đủ. Nếu không xài Cloudflare, khả năng bạn sẽ sớm hết luôn cả Bandwidth và vượt ngưỡng. Cuối tháng nhìn hoá đơn Bandwidth thì chắc muốn té xỉu.
Lời kết
Một cuộc tấn công DDOS vào Website sẽ gây ra rất nhiều rắc rối cho các Webmaster. Nó sẽ khiến khách truy cập không thể truy cập Website, làm gián đoạn việc thanh toán hoặc hoạt động thương mại của Website. Nặng nề hơn, nếu không phát hiện kịp thời, những kẻ tấn công DDOS sẽ khiến hoá đơn CDN, Bandwidth của bạn cuối tháng trông thật đáng sợ.
Với 3 cách nhận biết Website bị tấn công DDOS cơ bản và đơn giản phía trên, Tôi khi vọng bạn sẽ có thể ngay lập tức và dễ dàng phát hiện các cuộc tấn công DDOS.
Bài viết tiếp theo, Tôi sẽ chia sẻ các phân tích cấu trúc tấn công DDOS từ Clouflare và đưa ra hướng giải quyết cơ bản!